.absolute-footer, html { background-color: unset; }

Quảng Cáo Truyền Hình Là Gì? Thông Tin Tổng Quan Về Quảng Cáo Trên Truyền Hình Ở Việt Nam

12/03/2025

Quảng cáo truyền hình

Quảng cáo truyền hình là một trong những kênh tiếp thị hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khán giả, gia tăng độ nhận diện và khẳng định uy tín thương hiệu. Trong bài viết này, Nhất Phát Media sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Quảng cáo truyền hình bao gồm đặc điểm, ưu nhược điểm, các hình thức quảng cáo phổ biến, khung giờ phát sóng và những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hình thức quảng cáo này.

1. Giới thiệu về Quảng Cáo Truyền Hình

1.1.Quảng cáo trên truyền hình là gì?

Quảng cáo truyền hình (Television Advertising hoặc TV Advertising) là hình thức tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng các kênh truyền hình để truyền tải thông điệp thương hiệu đến khán giả. Các hình thức quảng cáo trên TV rất đa dạng: từ hình thức phổ biến và được biết đến nhiều nhất TVC (Television Commercial), PR qua phóng sự doanh nghiệp, đưa tin sự kiện, talkshow, tài trợ chương trình cho đến chèn popup, banner, logo trong các bản tin, chương trình truyền hình. Đây là một trong những kênh quảng bá có độ phủ rộng nhất, tiếp cận đông đảo người xem mỗi ngày.

Khác với các nền tảng digital như Facebook, YouTube hay TikTok, đặc điểm của quảng cáo truyền hình là xuất hiện trong môi trường nội dung chuyên sâu, mang tính chính thống và có độ tin cậy cao, đặc biệt khi quảng cáo được phát sóng trên các chương trình thời sự, bản tin kinh tế hoặc phóng sự chuyên đề điều này không chỉ giúp nâng cao uy tín thương hiệu mà còn tạo ấn tượng mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức và hành vi tiêu dùng của khán giả.

1.2. Lịch sử quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam

Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1990 khi các kênh truyền hình lớn như VTV, HTV mở rộng nội dung phát sóng.

  • Giai đoạn trước 2000: Các thương hiệu nước ngoài như Coca-Cola, P/S, Omo bắt đầu đưa TVC vào Việt Nam, tạo tiền đề cho ngành quảng cáo trên truyền hình.
  • Giai đoạn 2000 – 2010: Đây là thời kỳ bùng nổ của quảng cáo trên TV với sự xuất hiện của nhiều kênh truyền hình mới như VTV3, HTV7, THVL. Các nhãn hàng trong nước như Vinamilk, TH True Milk, MobiFone, Viettel đầu tư mạnh vào TVC quảng cáo.
  • Từ 2010 đến nay: Quảng cáo trên TV dần thay đổi theo hướng đa dạng hóa nội dung, kết hợp với digital marketing để gia tăng mức độ tương tác với khách hàng. Các thương hiệu không chỉ chạy TVC truyền thống mà còn tận dụng hình thức tài trợ chương trình, PR doanh nghiệp qua chương trình tin tức,phóng sự, talkshow chuyên biệt, chèn logo trong bản tin, popup… để tối ưu hiệu quả.

2. Ưu nhược điểm của quảng cáo trên truyền hình

2.1. Ưu điểm của quảng cáo trên truyền hình

Ưu điểm của quảng cáo trên truyền hình

  • Độ phủ sóng rộng, tiếp cận đông đảo khán giả
    Quảng cáo qua truyền hình có khả năng tiếp cận lượng lớn khán giả trên toàn quốc, đặc biệt là các kênh truyền hình quốc gia như VTV, HTV, THVL. Dù trong thời đại số, truyền hình vẫn là phương tiện truyền thông phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhóm đối tượng, từ người lớn tuổi đến các hộ gia đình.
  • Hệ thống kiểm duyệt chặt chẽ – Đảm bảo tính chính thống
    Một trong những lợi thế lớn nhất của quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam chính là tính chính thống và độ tin cậy cao trong mắt người tiêu dùng. Trước khi phát sóng, mọi nội dung quảng cáo, phóng sự doanh nghiệp, talkshow đều phải trải qua quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt từ các đài truyền hình. Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý, giấy tờ chứng minh tính xác thực của nội dung, đảm bảo không vi phạm các quy định về quảng cáo và truyền thông. Nhờ đó, các chương trình quảng bá trên truyền hình luôn có chất lượng cao, thông tin minh bạch và đáng tin cậy.
  • Gia tăng uy tín thương hiệu – Tạo lợi thế cạnh tranh
    Sự xuất hiện trên các kênh truyền hình lớn không chỉ giúp thương hiệu gia tăng mức độ nhận diện mà còn nâng cao sự uy tín trong mắt công chúng. Khán giả thường có xu hướng tin tưởng các thương hiệu xuất hiện trên truyền hình, đặc biệt là những doanh nghiệp được giới thiệu trong các bản tin thời sự, phóng sự chuyên đề hoặc talkshow có nội dung chuyên sâu. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể, khác biệt so với các đối thủ trên thị trường.

  • Tạo ấn tượng mạnh mẽ qua hình ảnh, âm thanh, câu chuyện
    Sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh và nội dung hấp dẫn giúp quảng cáo truyền hình tạo ấn tượng sâu đậm hơn so với các hình thức quảng cáo khác. Các chiến dịch TVC sáng tạo, phóng sự doanh nghiệp hay tài trợ talkshow có thể giúp thương hiệu gắn kết cảm xúc với khán giả, qua đó thúc đẩy hành vi mua hàng.
>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Hiệu quả của quảng cáo trên truyền hình

2.2. Nhược điểm của quảng cáo trên truyền hình

Nhược điểm của quảng cáo trên truyền hình

  • Quy trình kiểm duyệt khắt khe
    Song song với ưu điểm về tính chính thống, uy tín của quảng cáo trên truyền hình là quá trình kiểm duyệt khắt khe trước khi được phát sóng, nội dung quảng cáo trên truyền hình phải trải qua quy trình kiểm duyệt để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần cung cấp giấy tờ pháp lý, hồ sơ sản phẩm, chứng nhận hợp quy (nếu có, tùy vào từng hình thức quảng cáo), điều này có thể kéo dài thời gian triển khai và gây khó khăn cho các chiến dịch cần phản hồi nhanh theo xu hướng thị trường. Các hình thức khác như PR qua thời sự, phóng sự, talkshow, tài trợ chương trình cũng phải tuân thủ quy định kiểm duyệt nội dung của đài truyền hình. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp truyền tải thông điệp quảng cáo của mình.
  • Khả năng đo lường hiệu quả hạn chế
    Không giống như quảng cáo kỹ thuật số, nơi doanh nghiệp có thể theo dõi lượt click, tỉ lệ chuyển đổi hay hành vi người dùng theo thời gian thực, quảng cáo trên TV khó đo lường chính xác hiệu quả. Việc đánh giá ROI chủ yếu dựa vào các báo cáo nghiên cứu thị trường, khảo sát người tiêu dùng hoặc doanh số bán hàng sau chiến dịch.
  • Không tối ưu cho từng đối tượng cụ thể
    Mặc dù quảng cáo trên truyền hình có khả năng tiếp cận lượng lớn khán giả, nhưng nó không có khả năng cá nhân hóa nội dung theo từng nhóm khách hàng như quảng cáo trên nền tảng số. Điều này khiến các doanh nghiệp khó nhắm mục tiêu chi tiết theo độ tuổi, sở thích, hành vi, dẫn đến hiệu suất quảng cáo đôi khi không tối ưu so với chi phí bỏ ra. 
  • Chi phí cao, ngân sách lớn
    So với các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo truyền hình có chi phí cao, đặc biệt là khi phát sóng trên các kênh lớn như VTV, HTV vào khung giờ vàng. Ngoài chi phí phát sóng, doanh nghiệp còn phải đầu tư vào sản xuất TVC hoặc phóng sự, bao gồm kịch bản, quay dựng, hậu kỳ… Điều này khiến hình thức này phù hợp hơn với các thương hiệu có ngân sách marketing lớn.

3. Các hình thức quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam

3.1. Quảng cáo TVC

Quảng cáo truyền hình TVC
Hình ảnh trích từ TVC quảng cáo Vinamilk trên VTV1

TVC (Television Commercial) là hình thức quảng cáo trên truyền hình phổ biến nhất, sử dụng video ngắn để truyền tải thông điệp thương hiệu. TVC có thể được phát sóng trong các khung giờ quảng cáo giữa hoặc trước/sau chương trình truyền hình, giúp tiếp cận số lượng lớn khán giả.

TVC quảng cáo trên truyền hình thường có các mức thời lượng cố định như 10s, 15s, 20s, 30s và 60s. Trong đó, thời lượng TVC từ 15 – 30s là thời lượng phổ biến nhất do cân bằng giữa chi phí và hiệu quả truyền tải thông điệp.

3.2. Quảng cáo qua chương trình Tin tức Thời sự, Phóng sự, Talkshow

Quảng cáo truyền hình thông qua Thời sự, Phóng sự, Talkshow
Quảng cáo trên bản tin Thời sự trưa – HTV9 Nhất Phát Media thực hiện

Đưa tin sự kiện, hội thảo, tọa đàm trên các bản tin Thời sự

Các doanh nghiệp có thể xuất hiện trên các bản tin thời sự để đưa tin về hội nghị, hội thảo chuyên ngành, tọa đàm, triển lãm, lễ ra mắt sản phẩm… Việc xuất hiện trong các chương trình tin tức không chỉ nâng cao uy tín thương hiệu mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng một cách tự nhiên, thông qua các kênh truyền hình uy tín như VTV, HTV, THVL và các đài địa phương.

Phóng sự doanh nghiệp – Truyền thông chuyên sâu trên truyền hình

Phóng sự doanh nghiệp là hình thức quảng bá thương hiệu thông qua các chương trình chuyên đề trên truyền hình, giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và giá trị cốt lõi một cách chuyên sâu. Không chỉ đơn thuần là quảng cáo, phóng sự doanh nghiệp mang đến câu chuyện chân thực, giúp thương hiệu xây dựng niềm tin với khách hàng và đối tác.

Talkshow, tọa đàm – Cơ hội khẳng định chuyên môn

Các chương trình talkshow, tọa đàm trên truyền hình là cơ hội để doanh nghiệp chia sẻ chuyên môn, thảo luận về các chủ đề ngành nghề và tạo dựng hình ảnh chuyên gia trong lĩnh vực. Thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách sâu sắc, khẳng định vị thế trên thị trường và nâng cao độ nhận diện thương hiệu.

3.3. Tài trợ chương trình

Tài trợ chương trình truyền hình
Hình ảnh trích từ chương trình Mái Ấm Gia Đình Việt do Hoa Sen Group tài trợ

Tài trợ chương trình truyền hình là chiến lược hiệu quả giúp thương hiệu tiếp cận khán giả một cách tự nhiên, thông qua các chương trình được yêu thích như talkshow, gameshow hay bản tin chuyên biệt. 

Các hình thức tài trợ phổ biến

  • Tài trợ chính: Logo thương hiệu xuất hiện xuyên suốt chương trình, từ phần giới thiệu, nội dung đến kết thúc.
  • Đồng tài trợ: Nhiều thương hiệu cùng tài trợ một chương trình, chia sẻ không gian xuất hiện trên sóng.
  • Tài trợ lồng ghép: Sản phẩm hoặc thông điệp thương hiệu được tích hợp vào nội dung chương trình theo cách tự nhiên, như MC sử dụng sản phẩm hoặc nhắc đến thương hiệu trong tình huống cụ thể.

3.4. Quảng cáo chèn popup, logo trên màn hình TV

Quảng cáo truyền hình bằng popup, logo
Hình ảnh quảng cáo thông qua Popup trên kênh VTV3

Đây là hình thức quảng cáo giúp Popup, Logo hoặc Banner thương hiệu xuất hiện trên màn hình TV mà không làm gián đoạn chương trình. Các thương hiệu có thể lựa chọn các phương thức hiển thị phù hợp với nội dung và đối tượng khán giả.

  • Quảng cáo chạy chữ dưới màn hình: Một dòng chữ chứa thông tin thương hiệu chạy ngang dưới màn hình TV, thường dùng cho thông báo sự kiện, khuyến mãi hoặc chương trình ưu đãi đặc biệt.
  • Hiển thị Pop-up, logo: Popup, logo thương hiệu hoặc thông điệp quảng cáo xuất hiện ở góc màn hình trong thời gian phát sóng chương trình, trong phần giới thiệu chương trình đặc biệt hiệu quả khi áp dụng cho các bản tin thời sự, chương trình thể thao hoặc giải trí.

3.5. Quảng cáo lồng ghép trong chương trình truyền hình

Quảng cáo lồng ghép trong chương trình truyền hình
Hình ảnh trích từ chương trình Bếp Việt – HTV7

Hình thức này giúp thương hiệu xuất hiện một cách tinh tế và chân thực, khi sản phẩm hoặc dịch vụ được tích hợp trực tiếp vào nội dung chương trình. Đây là cách tiếp cận tự nhiên, giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu mà không cảm thấy bị làm phiền.

Một vài ví dụ cho cách thương hiệu xuất hiện tự nhiên trong chương trình

  • Chương trình nấu ăn: Đầu bếp sử dụng nguyên liệu hoặc dụng cụ từ thương hiệu tài trợ.
  • Talkshow, tọa đàm: MC hoặc khách mời sử dụng sản phẩm của thương hiệu một cách tự nhiên trong quá trình trò chuyện.
  • Chương trình thực tế: Sản phẩm của thương hiệu được các người chơi, khách mời sử dụng, logo thương hiệu xuất hiện trên vật dụng, bảng hiệu hoặc tài liệu trong chương trình.

4. Chi phí quảng cáo truyền hình 

Chi phí quảng cáo truyền hình phụ thuộc vào các yếu tố chính sau đây:

  • Hình thức quảng cáo: TVC, đưa tin Thời sự, Phóng sự, Talkshow, tài trợ chương trình, chạy chữ, chèn logo/popup,… Mỗi hình thức có mức giá khác nhau, thông thường tài trợ chương trình thường có chi phí cao nhất tính trên 1 đơn vị quảng cáo.
  • Kênh truyền hình: Các kênh uy tín và có độ phủ sóng mạnh như VTV, HTV, THVL có giá cao hơn so với đài địa phương. Kênh chuyên biệt như (VTV8, VTV9…) có chi phí thấp hơn nhưng tiếp cận nhóm khách hàng cụ thể theo khu vực.
  • Khung giờ, thời lượng và chương trình truyền hình
    • Giờ vàng sẽ có chi phí quảng cáo cao hơn đáng kể so với các khoảng thời gian khác
    • Chi phí tài trợ chương trình, quảng cáo qua Tin tức, Phóng sự, Talkshow hoặc quảng cáo chèn popup, logo, banner đều sẽ phụ thuộc vào chương trình phát sóng, đối 1 chương trình hot, rating cao thì cần ngân sách tương đối lớn.

5. Khung giờ vàng quảng cáo truyền hình tại Việt Nam

Khung giờ vàng (Prime Time) là khoảng thời gian có lượng khán giả theo dõi truyền hình cao nhất trong ngày, thường rơi vào khoảng 18h00 – 22h00. Đây là thời điểm lý tưởng để phát sóng quảng cáo TVC, phóng sự doanh nghiệp hoặc tài trợ chương trình nhằm tối ưu hiệu quả tiếp cận.

  • 18h00 – 19h00: Các bản tin thời sự địa phương, chương trình kinh tế, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn quảng bá thương hiệu theo khu vực.
  • 19h00 – 20h00: Bản tin thời sự trung ương (ví dụ: “Thời Sự 19h” – VTV1, chương trình “60 Giây” – HTV) – đây là khung giờ có lượng khán giả ổn định nhất, uy tín cao (kiểm duyệt nội dung khắt khe) giúp doanh nghiệp tăng uy tín khi xuất hiện trên truyền hình.
  • 20h00 – 22h00: Các chương trình giải trí như gameshow, phim truyện (đặc biệt trên VTV3, HTV7, THVL). Khung giờ này phù hợp cho quảng cáo các sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm, trang phục, làm đẹp,…

6. Kết luận 

Bài viết này cung cấp những thông tin tổng quan về quảng cáo truyền hình, đây vẫn là một trong những phương thức tiếp thị có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, giúp thương hiệu tiếp cận số lượng lớn khán giả và xây dựng uy tín. Mỗi hình thức quảng cáo trên truyền hình đều có ưu điểm riêng và phù hợp với từng mục tiêu chiến dịch khác nhau. Để triển khai 1 chiến dịch quảng cáo truyền hình hiệu quả. Doanh nghiệp cần cân nhắc hình thức quảng cáo, kênh truyền hình, chương tình, cũng như nội dung quảng cáo phù hợp. Và bối cảnh hiện nay trong thời đại số, sự kết hợp giữa quảng cáo trên TV và digital marketing (YouTube, mạng xã hội, website) là xu hướng tất yếu.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu liên quan đến dịch vụ booking quảng cáo truyền hình, hãy liên hệ ngay Nhất Phát Media để được tư vấn hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả, tối ưu ngân sách.

Nguồn tài liệu tham khảo:

19-03-2025